Về 6 loại tình yêu trong Mắt Biếc & Chị Chị Em Em
(Chú ý có spoil nhẹ)
Cả Mắt Biếc lẫn Chị Chị Em Em đều là những câu chuyện về bi kịch xuất phát từ việc đặt tình yêu sai chỗ.
Theo lý thuyết tam giác tình yêu (Triangular Theory of Love) của Robert Sternberg thì tình yêu được cấu thành từ 3 yếu tố chính: Mật thiết (Initimacy) chỉ nhu cầu gắn bó, chia sẻ, Đam mê (Passion) chỉ nhu cầu tình dục và Cam kết (Commitment) chỉ nhu cầu cùng nhau định hướng tương lai, xây dựng gia đình. Từ sự kết hợp của 3 yếu tố này, chúng ta có được 7 loại tình yêu:
Liking/Friendship: Chỉ có tính Mật thiết – không có Đam Mê & Cam Kết, tức chỉ có nhu cầu ở cạnh chăm sóc & chia sẻ, không có nhu cầu về tình dục hay nhất định phải hướng về tương lai.
Infatuation/ Limerence: Chỉ có Đam mê – không có tính Mật thiết & Cam kết, tức chỉ có nhu cầu tình dục là chính yếu, ít có nhu cầu ở cạnh nhau hay định hướng lâu dài.
Empty Love: Chỉ có Cam kết – không có tính Mật thiết & Đam mê, tức chỉ có nhu cầu định hướng lâu dài, xây dựng gia đình cùng nhau, ít có nhu cầu tình dục hay gắn bó nhau mọi lúc.
Romantic Love: Có Mật thiết & Đam Mê, nhưng không có Cam kết, tức chỉ muốn ở cạnh nhau và làm tình cùng nhau, chưa chắc muốn cùng nhau xây dựng gia đình.
Companionate love: Có Mật thiết & Cam kết, nhưng không có Đam Mê. Tức muốn ở cạnh nhau & xây dựng gia đình, nhưng không có nhu cầu tình dục.
Fatuous love: Có Đam Mê & Cam kết, nhưng không có mật thiết. Tức bị hấp dẫn bởi tình dục bởi nhau và muốn cùng nhau xây dựng gia đình, nhưng không có nhu cầu sẻ chia với nhau mọi thứ.
Consummate love: Tình yêu có đầy đủ ba yếu tố.
Trong Phim Mắt Biếc, Tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan là Companionate love, rất Mật thiết và đầy tính Cam kết, nhưng thiếu vắng sự quyến rũ của yếu tố Đam mê.
Nhưng rất tiếc, tình yêu của Hà Lan dành cho Ngạn, nếu có, chỉ là những chỉ dấu mờ nhạt của Liking/Friendship.
Tình yêu của Dũng dành cho Hà Lan, nếu có, đương nhiên là Infatuation/Limerence, vì rất thuần tình dục. Dũng có ý định cưới Hà Lan (ý chỉ sự Cam kết), nhưng rất nhanh chóng buông bỏ khi bị bố phản đối.
Còn ngược lại, Hà Lan dành cho Dũng tình yêu trọn vẹn, Consummate love: Muốn làm tình, muốn quan tâm, muốn kết hôn.
Tình yêu của Hồng dành cho Ngạn, giống với tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan, là Companionate love. Vì thiếu Passion nên không đủ mạnh mẽ và can đảm để tiến tới một cách nhanh chóng, loanh quan gần nửa đời người mới xả ra được.
Ở chiều kích ngược lại, Ngạn không yêu Hồng, đương nhiên, nhưng nếu hai người đến với nhau khi Hồng quyết định bỏ đi, thì đó là Empty Love.
Tình yêu của Trà Long dành cho Ngạn, là Consummate love, vừa có sự lả lơi, vừa có sự ân cần, vừa có tính cam kết.
Ngạn không yêu Trà Long theo bất cứ dạng thức nào.
Tình yêu của Huy (Lãnh Thanh) dành cho Kim (Thanh Hằng) trong Chị Chị Em Em Movie, là Fatuous love. Bởi thiếu vắng yếu tố Mật thiết, nên bi kịch mới xảy ra.
Tình yêu của Huy dành cho Nhi (Chi Pu) là Infatuation/Limerence, chỉ có sắc dục đơn thuần, nên Huy không đắn đo khi lợi dụng Nhi.
Tình yêu của Nhi dành Huy, là Consummate love. Vì yêu quá nhiều, nên mới bị lợi dụng.
Tình yêu của Nhi dành cho Kim, đương nhiên là không có, vì Nhi đã All-in cả bả yếu tố tình yêu của mình cho Huy.
Tình yêu của Kim dành Nhi, là Infatuation/Limerence, thuần về tình dục. Đó là lý do vì sao Kim quyết định để Nhi ra đi trước khi biến cố lớn xảy ra.
Tình yêu của Kim dành cho Huy, là Companionate love. Câu cửa miệng “Bí mật đổi bí mật” của Kim là một chỉ dấu rất rõ cho việc nhân vật này rất cố gắng trong việc xây dựng tính Mật thiết trong hôn nhân.
Kết luận:
Trong cả hai phim đều không có tý Romantic Love nào.
Mấy đứa nuôi giữ Companionate Love thường số khá khổ, và dễ bị lợi dụng/hại: Ngạn, Hồng, Kim
Mấy đứa nuôi giữ Consummate Love không được đáp lại đúng cách, cũng khổ, nhưng sẽ dễ vượt qua hơn: Nhi, Hà Lan, Trà Long
Infatuation có hai mặt, hoặc nó sẽ làm khổ mình, như Kim, hoặc sẽ làm khổ người khác, như Dũng và Huy.
Fatuous Love khá đẹp, nhưng dễ bị lung lay & biến chất: Huy.
#Matbiec #Chichiemem #MắtBiếc #ChịChịEmEm
Note: Đây chỉ là bài “chém gió” dựa trên quan sát & quan điểm riêng của người viết, không phải bình lựng chuyên môn. Có thể đúng, có thể sai
12,467 Comments