Ghi chép mỗi ngày,  Pop Cultural

Mạng xã hội

Mạng xã hội (Social Network) về cơ bản có 3 loại chính: Content centric, ego centric & relationship centric.

YouTube là content centric, đương nhiên, vài năm trở lại đây đang có xu hướng dịch chuyển sang ego centric, nhưng chưa nhiều. Về nguyên tắc, phần lõi của YouTube vẫn là content & được định vị khá rõ ràng với video content.

Tiktok (nhà giàu mới nổi) cũng là content centric với hướng đi được xác định khá cụ thể ngay từ đầu.

Twitter và Tumblr cũng là content centric (đi theo hướng microblog). Core content của Twitter được mix giữa Tin tức, phát ngôn, sau này cũng mở rộng ra khá nhiều. Core Content của Tumblr được mix giữa Visual (Hình ảnh, Video) & Text (Chữ viết, bài viết), tương tự như Instagram. Cả Tumblr & Instagram đều có tiềm năng có thể dịch chuyển về hướng ego centric, rất tiếc, Tumblr đã dừng lại ở một chỗ nào đó trong quá khứ, Instagram thì vẫn đang lên.

Reddit cũng là content centric. Cũng như tất cả mọi forum khác từng xuất hiện (và sụp đổ) trên cõi đời này.

Case study thất bại lớn nhất khi tự định vị mình là content centric social network là Google+ (Số lượng người dùng khủng nhưng không ai dùng, hê hê)

Ở Việt Nam, cho đến hiện tại, content centric social network ổn nhất của V̶̶i̶̶n̶ ̶G̶̶r̶̶o̶̶u̶̶p̶ VCCorp nói riêng & Việt Nam nói chung, là Linkhay (chứ không phải Lotus), định vị content chuyên về cập nhật tin tức. Linkhay có một tính năng cực thuần ego centric là “Bạn bè giới thiệu”, tức Testimonial – một tính năng mà Yahoo 360 từng có & mình từng rất thích, mà sau này không thấy ở đâu có (hoặc có mà mình không biết)

Yahoo 360! Là case study điển hình về ego centric (đã thất bại), có một chút pha trộn với content centric.

Case clone điển hình nhất của Yahoo 360 ở Việt Nam là Yume, tỉ lệ mix đâu đó chừng 50% ego & 50% content (lõi vẫn là ego).

LinkedIn là Relationship centric, chuyên về job & career.

Ở Việt Nam, tương tự LinkedIn từng có Cyvee, Motibee, Anphabe, cũng là relationship centric social network chuyên về nghề nghiệp. Hai trong số đó đã lùi vào dĩ vãng, Anphabe hình như vẫn còn hoạt động?

Zalo là relationship centric social network kỳ lạ nhất VN (vì sao kỳ lạ thì thôi không nói đâu) và (có vẻ như) được nhiều người dùng nhất Việt Nam.

Viber, Skype, Tinder, Line, Telegram… tóm lại là hầu hết các trang/ứng dụng có lõi tính năng là nhắn tin/trao đổi/làm quen đều là relationship centric (Kể cả Blued, Grindr, Jack’d nếu bạn có thắc mắc)

Hai ông lớn Sina Weibo & Qzone của Tung Của đều xuất phát điểm là content centric, sau này phát triển quá bự nên các tính năng & thói quen người dùng sử dụng đều gần như mix giữa 3 dạng.

WeChat là relationship centric, đương nhiên rồi, chữ “Chat” to đùng kia kìa.

Tagged cũng là relationship centric, hình như VN không ai dùng?

Flickr, DeviantArt, Soundcloud, Pinterest đều là content centric, đều có định vị phân khúc riêng, chứ không đi mass.

Myspace khởi thủy (hình như là) relationship centric. Giờ (có vẻ) đang loay hoay với việc định vị con đường trở thành content centric.

Gapo của Việt Nam có vẻ cũng là một trường hợp mix, phần chính vẫn là relationship centric, nhưng có một số đặc điểm khá thú vị & có tiềm năng phát triển thành ego centric.

ZingMe cũng từng tự định vị là content centric, trong khi các tính năng thì quá nặng về relationship centric (fail rồi). Đây là đặc điểm rất dễ thấy của những mạng xã hội tự nhận là thuần về “nội dung” nhưng lại quá tham lam trong việc tiếp nhận & học hỏi tính năng từ bạn bè bốn phương khác.

Đây là lỗi mà Lotus cũng đang mắc phải, lên xem không thấy Content đâu, chỉ toàn thấy các trigger tactic kiểu thu hút càng nhiều người càng tốt. Căn bản là, nếu lấy nội dung làm lõi, phải xác định đi chậm, và từ tốn, không nên vội vã. Làm nội dung mà vội vã sẽ thấy ngay hậu quả (viết sai morat bị giang cư mận cười ngay vào mặt chẳng hạn, hehe).

Còn “ông kẹ” Facebook thì đương nhiên là relationship centric rồi, còn hỏi làm gì.

P/S: Ảnh chống trôi up lại nhân dịp kỷ niệm 2 năm lên sân thượng phơi chăn. Nhân vật trong ảnh là một người thích chứng tỏ bản thân anti-social nhưng lại rất khoái chơi online social network (và tỏ vẻ hiểu biết trên đó)

6,237 Comments

Leave a Reply to hermes bag Cancel reply

Your email address will not be published.